Trong một tuyên bố được đưa ra hôm Chủ nhật (5/1), 10 tổ chức, hội nhóm, nền tảng có liên quan đến Barca, bao gồm “Sí al Futur”, do Victor Font đại diện và “Som un clam” do Joan Camprubi đại diện, đã thẳng thừng đưa ra yêu cầu Laporta từ chức chủ tịch. Đồng thời, họ cũng cho biết những hành động cần thiết sẽ được tiến hành nếu yêu cầu bị từ chối.
Ngay từ đầu, tuyên bố viết: “Chúng tôi đã phải ban hành một số thông cáo trong những năm gần đây và chính sự thiếu phản ứng từ HĐQT hiện tại và việc không thực hiện các biện pháp được yêu cầu đã thúc đẩy chúng tôi phản ứng thêm một lần nữa”.
Sau đó, tuyên bố đi vào những vấn đề mà Laporta và ban giám đốc hiện tại đã gây ra cho CLB, ví dụ như việc không tuân thủ các tiêu chí của kiểm toán viên khi phê duyệt báo cáo tài chính mùa 2023/24 để tránh ghi nhận các khoản lỗ thông thường hay việc ghi nhận một khoản hoa hồng bí ẩn để làm trung gian trong việc gia hạn hợp đồng với Nike.
Ngoài ra, còn những mờ ám liên qua đến việc ký hợp đồng với một cầu thủ cho đội bóng rổ. Nghiêm trọng hơn cả là sự cẩu thả trong việc đăng ký thất bại 2 tân binh Dani Olmo và Pau Victor, cho dù họ có tới 4 tháng để hoàn thành, để rồi bị thất bại ở giây phút cuối cùng,
Bộ sậu của Laporta cũng bị chất vấn về việc nhượng lại một số quyền khai thác giá trị của CLB trong 20 năm cho các công ty nằm ở những quốc gia mà hội đồng quản trị không đồng thuận làm ăn hay kết hợp kinh doanh. Không những thế, đây là vụ bán lúa non khiến CLB bị thiệt hại các nguồn thu trong những năm tới.
Không chỉ thế, phe đối lập còn tố cáo Laporta đã có những hành vi vi phạm bầu cử trắng trợn, các trường hợp sơ suất, cẩu thả đã gây ra những thiệt hại vật chất, kinh tế không thể khắc phục, làm tổn hại nghiêm trọng hình ảnh và danh tiếng của CLB trong một thời gian dài.
Chính vì thế, nhóm đảo chính đã “kêu gọi tinh thần Barcelona của các thành viên hiện tại của hội đồng quản trị”, và tinh thần của khẩu hiệu mà họ đã sử dụng để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử gần đây nhất – “Tất cả vì Barca” – để thực hiện những yêu cầu dưới đây:
- Từ chức ngay lập tức để nhường chỗ cho một ê-kíp mới với những cách thức quản lý mới để mang lại sức sống cho một CLB đang cần được quản lý chuyên nghiệp.
- Nếu không muốn từ chức thì phải chấp nhận cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, với các cơ chế theo quy định của CLB.
- Không được phản ứng đối với các đề xuất/yêu cầu công khai trước đây, có nghĩa không loại trừ kịch bản cuối cùng – kích hoạt việc biểu quyết bất tín nhiệm.
Tuy nhiên, Laporta đã ra tuyên bố bất chấp yêu cầu của phe đối lập đòi ông phải từ chức. Ông nói rằng mình sẽ không thay đổi kế hoạch hành động được đưa ra sau quyết định không phê chuẩn việc cấp giấy phép cho Dani Olmo và Pau Victor của LĐBĐ Tây Ban Nha (RFEF).
Phản ứng này là một lộ trình đã được thiết lập, sau khi Hội đồng thể thao cấp cao (CSD) đưa ra quyết định về đơn kháng cáo của Barca để chấp nhận việc đăng ký Olmo và Victor như một biện pháp dự phòng, thứ sẽ đến nơi nhận sớm nhất vào ngày 8/1.
Trong ngày hôm nay, Laporta sẽ cùng toàn đội Barca bay sang Saudi Arabia để tham dự Siêu Cúp Tây Ban Nha. CLB không nói thêm gì vì về việc này nhằm tránh làm trầm trọng thêm tình hình, mặc dù rõ ràng Laporta không hài lòng với quyết định của RFEF, cũng như yêu cầu của các nhóm đối lập đòi phải ông từ chức.
Về vấn đề này, Barca cho rằng đã đến lúc cần có sự đoàn kết và hỗ trợ nhiều hơn cho chiến lược của tổ chức, hơn là gây ra các tình huống căng thẳng khác. Trong mọi trường hợp, cũng cần nhớ lại rằng vào năm 2008, Laporta cũng từng phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, nhưng vẫn giữ được chức chủ tịch CLB vì số phiếu bỏ bất tín nhiệm không đạt được 2/3 số phiếu cần thiết.
Liên quan đến đơn kháng cáo lên CSD trong trường hợp của Olmo và Victor, CLB hy vọng rằng cơ quan này hiểu lập luận của Barca từ một tầm nhìn toàn cầu hơn về những gì đang diễn ra. Nếu Hội đồng thể thao cấp cao không giải quyết yêu cầu của Barca, thì vụ việc sẽ được chuyển đến tòa án dân sự.